Ta nói, dân Châu Á nói chung và dân Vietnam nói riêng khá là giỏi toán. Hôm nay con muốn dùng Toán để nói về chuyện Sân. Mình bắt đầu nghen.
Khi người ta hiểu lầm mình và giận mình, thì người ta nỗi Sân lên (còn mình thì tùy theo trình độ mà có thể cũng Sân hoặc là rất bình tĩnh nhìn đời bằng hai con mắt
). Nếu mình cứ một mực khăng khăng cái đúng của mình mà
bỏ quên đối phương,
thì giống như mình tiếp tay đem xăng vào đốt căn nhà của người ta (vì nó cứ tức mình hoài). Nếu mình xin lỗi, thì mình lại làm cho cái Sân đó nó xẹp xuống (vì người ta hài lòng, và nghĩ là họ cũng đúng). Sau này có dịp thì mình mới bàn về vụ việc đó sau cũng được.
Đương nhiên việc xin lỗi này cũng phải làm hoàn toàn khéo léo và chân thành thì mới được.Một tu sĩ đàng hoàng thì rất sợ Sân.
Vì người này hiểu là Sân là ngọn lữa địa ngục đốt chết căn nhà lá Phước Báu của họ. Nên họ sẽ sợ Sân như là sợ thuốc độc. Họ tìm cách ngăn chặn nó, không cho nó vào người họ. Đó là bảo vệ
chính mình.
Nhưng một cái hay hơn nữa, là
mình phải hiểu Sân nó đi hai chiều. Giữa mình và một người hay một câu chuyện, không thể nào tự nhiên không ai làm gì mà mình nổi điên lên la mắng/giận hờn/trách móc/chỉ trích người ta.
Tất cả đều là input - đầu vào và output - đầu ra.
Bây giờ mình làm toán. Một bài toán mà em bé đi học tiểu học là biết làm rồi.
-1 + 0 = -1
Nếu một bên Sân (là -1), mà bên kia không có gì hết (0), thì nó vẫn là -1. Họ vẫn bị ảnh hưởng, hoặc mình bị ảnh hưởng, cho dù phía còn lại không có Sân. Là vì mối quan hệ hai chiều này.
Nếu mình hiểu được cái này, thì mình sẽ cố gắng dập cái Sân của mình và của đối phương luôn.Cho nên mình phải là cộng một(+1).
Vì: (+)1 + 0 = 1
Và: (+)1 + (-)1= 0
Hai kết quả này đều tốt
Mình là 0 (không Sân), mà họ Sân (-1) thì họ vẫn bị điểm trừ. (trường hợp họ kiếm chuyện đó)
Cho nên nếu mình Vui, thì mình là +1
Mình (+1 vui, làm hoà, cầu hoà) và họ có bị Sân (-1) thì chạy ra = 0 là không sao hết.Cho nên, con nghĩ là, thay vì nghĩ "oh hôm nay tại vì người này/việc này mà mình bị Sân, nên mình làm cho mình hết sân", thì mình hãy thay đổi và nghĩ là
"chuyện này xảy ra rồi, mình có thể làm sao để giảm tối thiểu thiệt hại cả hai bên hay là không?" Với suy nghĩ này, thay vì chỉ có mình, mình lại biến thành lo cho người khác hơn. Từ đó mà nó
vô ngã . Và từ đó nó mất luôn cái trách móc + giận luôn. Vì giận, theo con nghĩ, là một trạng thái "đổ lỗi/blaming".
Ask me any questions that you have. This post is written by me for hoasentrenda.com